UBND xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của xã Yên Từ- huyện Yên Mô- tỉnh Ninh Bình
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
91450

Trực tuyến: 2

Hôm nay: 10

Hôm qua: 0

Tình hình thị trường, giá cả cuối tháng 12 và tháng 1/2024 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thứ hai, 15/01/2024
Theo đánh giá của Sở Công Thương, thị trường hàng hóa trong cuối tháng 12/2023 và tháng 1/2024, là tháng giáp Tết Nguyên đán của tỉnh nhìn chung vẫn ổn định, giá các mặt hàng thiết yếu không có biến động lớn.
 

Sau hai tháng giảm liên tiếp trước đó, chỉ số giá tiêu dùng và dịch vụ chung trên địa bàn tỉnh (CPI) trong tháng Mười hai đã ghi nhận mức tăng 0,33% so với tháng trước. Bình quân năm 2023, CPI tăng 2,69%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa trên thị trường toàn tỉnh trong tháng Mười hai ước đạt trên 6.891,1 tỷ đồng, tăng 42,4% so với tháng 12/2022.

 

anh tin bai

 

Ảnh minh họa

 

Năm 2023, doanh thu bán lẻ hàng hóa toàn tỉnh ước đạt gần 65.600,6 tỷ đồng, tăng 37,0% so với năm 2022. Trong đó một số nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước: lương thực, thực phẩm ước đạt 18.782,9 tỷ đồng, tăng 62,4%; hàng may mặc 4.560,3 tỷ đồng, tăng 50,1%; vật phẩm văn hóa, giáo dục 798,7 tỷ đồng, tăng 50,6%; xăng, dầu các loại 8.173,3 tỷ đồng, tăng 31,2%; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) 579,3 tỷ đồng, tăng 40,0%; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 2.070,1 tỷ đồng, tăng 46,0%; hàng hóa khác 1.453,0 tỷ đồng, tăng 39,3%.

Đến thời điểm hiện tại (Mùng 1 Tháng Chạp âm lịch) các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã chuẩn bị cơ bản đủ lượng hàng dự kiến cung cấp ra thị trường để phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán. Qua kiểm tra, khảo sát, lượng hàng hóa tiêu dùng phục vụ Tết năm nay được các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh chuẩn bị rất đủ về số lượng và đa dạng về mẫu mã chủng loại. Cùng với đó, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đưa ra nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng làm cho không khí mua sắm cuối năm trở nên sôi động, sức mua bắt đầu tăng, nhất là ở khu vực đô thị.

Dự báo nhu cầu hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán năm nay sức mua trên thị trường sẽ bằng với mức tăng bình quân các năm trước, ở mức tăng khoảng dưới 5% hoặc bằng so với cùng kỳ năm 2023, và tăng khoảng 15% so với bình quân các tháng trong năm. Đề án hỗ trợ bình ổn giá thị trường hàng hoá tỉnh Ninh Bình dịp Tết Nguyên đán.

 Giáp Thìn năm 2024 đang được Sở Công thương triển khai thực hiện có 06 doanh nghiệp là các đơn vị phân phối lớn trên địa bàn tỉnh: Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Anh Đức, Công ty TNHH Chính Gấm, Công ty TNHH TMDV Cường Thịnh, Công ty TNHH Ngọc Sơn, Công ty TNHH Vượng Thủy, Công ty TNHH Tm Nam Cường triển khai đến 100 điểm bán lẻ tại địa bàn toàn tỉnh bao gồm cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang. Các mặt hàng bình ổn giá do Việt Nam sản xuất hợp thị hiếu người tiêu dùng, tập trung vào các mặt hàng thực phẩm công nghệ, thực phẩm chế biến; ngân sách nhà nước hỗ trợ từ nguồn xúc tiến thương mại là 420 triệu đồng. Theo đề án, tại các điểm bán lẻ hàng hóa đã được tập kết và thực hiện dự trữ đủ lưu thông theo cam kết; hầu hết các Điểm bán đều phải treo biển hiệu thống nhất của Đề án, có bảng niêm yết giá và thực hiện bán theo giá đã đăng ký theo Đề án. 4/10 Lượng hàng dự trữ của các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá, ổn định so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể hiện tại các doanh nghiệp và mạng lưới đại lý đang dự trữ lượng hàng hóa bình ổn giá trị giá khoảng 221 tỷ. Các nhóm hàng hóa trong Đề án bao gồm các nhóm hàng thiết yếu: Lương thực (gạo, mỳ, phở khô...); thịt lợn; thịt gia cầm; thủy hải sản; trứng gia cầm; thực phẩm chế biến; rau củ; đường; dầu ăn; gia vị (nước mắm, nước chấm, muối, mỳ chính...); sữa chế biến (sữa nước, sữa bột...).

Các nhóm hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết Nguyên đán: Mứt Tết, bánh kẹo; rượu, bia, nước giải khát. Giá trị hàng hóa dự trữ của các mặt hàng thiết yếu tham gia Đề án từ 400-450 tỷ đồng. Theo kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, lượng hàng hóa chuẩn bị phục vụ Tết năm nay bằng so với năm trước. Riêng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng bình quân trên 15% so với năm ngoái, hàng hóa tập trung vào các mặt hàng thiết yếu: lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước mắm, mì tôm, dầu ăn, bia, nước ngọt. Cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng, các doanh nghiệp phân phối, bán buôn cũng luôn quan tâm tới việc tổ chức tốt hệ thống phân phối để đưa hàng Tết đến tay người tiêu dùng, đặc biệt là hàng bình ổn thông qua việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các điểm bán hàng Tết, các Hội chợ, phiên chợ Tết. Ngoài các doanh nghiệp được giao thực hiện Chương trình bình ổn giá, các doanh nghiệp bán lẻ: Go Ninh Bình, Winmart, Lan Chi và hệ thống Vinmart+ cũng thực hiện chương trình ổn định giá trong suốt dịp Tết Nguyên đán các mặt hàng thiết yếu: lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước mắm, mì tôm, dầu ăn, bia, nước ngọt...ước tính giá trị khoảng trên 600 tỷ đồng. Bên cạnh kênh phân phối truyền thống (trực tiếp), hoạt động cung ứng hàng hóa Tết còn được thực hiện qua nhiều kênh, với những hình thức đa dạng như điện thoại, Internet, giao hàng tận nhà... nên đã đáp ứng khá tốt nhu cầu của người dân.

Để đáp ứng nhu cầu hàng thực phẩm an toàn, cao cấp, các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, trái cây đặc sản, trái cây nhập khẩu ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh đã góp phần cung ứng cho thị trường những mặt hàng chất lượng cao. Hoạt động mua bán hàng hóa tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện lợi diễn ra sôi động, tuy nhiên giá cả các mặt hàng thiết yếu giá bán vẫn khá ổn định. Thời điểm hiện tại thời thiết thuận lợi, nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau củ quả rất dồi dào, giá các mặt hàng này rất ổn định. Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống, xu hướng nhân dân mua hàng tích trữ để tiêu dùng vừa đủ trong những ngày Tết, sức mua thường tập trung cao những ngày giáp tết (từ ngày 28 đến 30 tháng Chạp).

 

Nguồn Baoninhbinh.gov.vn