UBND xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của xã Yên Từ- huyện Yên Mô- tỉnh Ninh Bình
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
91477

Trực tuyến: 4

Hôm nay: 37

Hôm qua: 0

Hội nghị kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn xã Yên Từ năm 2023

Thứ năm, 08/06/2023

        Thực hiện Công văn số 1030/UBND- VHTT ngày 02/6/2023 của UBND huyện Yên Mô về việc phối hợp thực hiện kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn huyện Yên Mô năm 2023. Được sự nhất trí của các cơ quan chức năng, ngày 08/6/2023, UBND xã Yên Từ phối hợp với Đoàn kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể thực hiện công tác kiểm kê trên địa bàn xã.

 

        Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan; có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác. Theo thống kê sơ bộ các loại hình di sản phi vật thể hiện có trên địa bàn xã, phường, thị trấn thì hiện nay có 7 loại hình di sản văn hoá phi vật thể: 

 

             1. Tiếng nói, chữ viết của Dân tộc Mường;

            2. ngữ văn truyền khẩu (ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, bài cúng, hát ru, và các biểu đạt khác chuyển tải bằng lời nói, truyền khẩu);

           3. Nghệ thuật trình diễn truyền thống: âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn truyền thống khác (hát chèo, hát ca trù, hát dân ca, hát xẩm, hát giao duyên, hát văn, múa lân, múa rồng, múa quạt, múa rối nước, múa rối cạn...); Các trò chơi dân gian như cờ tướng, cờ người, đánh khăng, đi cà kheo, chọi gà, đánh đu, bắt vịt, đập niêu...; các môn thể thao như đá cầu, võ truyền thống, võ vật (lò võ, lò vật, đô vật), kéo co, thả diều, bơi chải, đua thuyền....

           4. Tập quán xã hội, tín ngưỡng dân gian (luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác)

           5. Lễ hội truyền thống

          6. Nghề tiểu thủ công truyền thống

         7. Tri thức dân gian, bao gồm tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.

 

Việc kiểm kê di sản văn hoá là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hoá.

 

Một số hình ảnh hội nghị kiểm kê