UBND xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Chào mừng bạn đến với trang thông tin điện tử của xã Yên Từ- huyện Yên Mô- tỉnh Ninh Bình
Thống kê truy cập
Tổng số lượt truy cập
91481

Trực tuyến: 1

Hôm nay: 41

Hôm qua: 0

Có đủ các điều kiện cần thiết khi thực hiện cách ly, điều trị F0 nhẹ tại nhà

Thứ hai, 21/02/2022

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, với số ca nhiễm tại cộng đồng liên tục tăng cao ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Dịch bệnh đã xâm nhập vào nhiều cơ quan, đơn vị, trường học, các nhà máy, siêu thị, chợ, khu-cụm công nghiệp… Đòi hỏi công tác phòng chống và dập dịch phải được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc và nâng cao hơn, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

 

Có đủ các điều kiện cần thiết khi thực hiện cách ly, điều trị F0 nhẹ tại nhà

 

Trao quyết định đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà cho F0 tại xã Gia Lập (huyện Gia Viễn).

 

Để đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19, UBND tỉnh đã đồng ý thực hiện thí điểm cách ly, điều trị các F0 không có triệu chứng tại nhà đối với thành phố Ninh Bình nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế. Đối với các địa phương khác, tổ chức điều trị tại nhà đối với các F0 không có triệu chứng thuộc những trường hợp sau: Cả gia đình nhiễm COVID-19; trẻ em dưới 16 tuổi; người cao tuổi, người bị bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối có nguyện vọng điều trị tại nhà; các trường hợp đặc biệt khác do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch địa phương quyết định trên cơ sở tự nguyện và đáp ứng đủ các điều kiện điều trị tại nhà theo quy định của Bộ Y tế. 

 

Bác sĩ Phạm Thị Phương Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Ngay sau khi UBND tỉnh có văn bản cho thực hiện thí điểm cách ly, điều trị các F0 không có triệu chứng tại nhà đối với thành phố Ninh Bình và nhóm đối tượng như cả gia đình nhiễm COVID-19; trẻ em dưới 16 tuổi; người cao tuổi, người bị bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối có nguyện vọng điều trị tại nhà.., ngành Y tế đã kịp thời có sự hướng dẫn về chuyên môn trong điều trị COVID-19 tại nhà thể nhẹ hoặc không triệu chứng.

 

Để tổ chức thực hiện việc cách ly, điều trị tại nhà đối với các F0 không có triệu chứng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế, ngành Y tế đã phối hợp với UBND các huyện và chỉ đạo hệ thống y tế cơ sở thực hiện đầy đủ các biện pháp, yêu cầu, điều kiện khi tổ chức cách ly F0 tại nhà.

 

Cùng với đó, BCĐ phòng chống dịch các cấp cũng chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, khẩn trương thực hiện các điều kiện cần thiết. Trong đó có việc thẩm định lại các tiêu chí, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất tại các gia đình, đối tượng đủ điều kiện thực hiện cách ly, điều trị tại nhà, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, đúng quy định, không để lây lan dịch bệnh. 

 

Tại xã Ninh Hòa (huyện Hoa Lư), mặc dù trên địa bàn xã đã thành lập Trạm Y tế lưu động tại cơ sở trường mầm non, tuy nhiên, do quy mô nhỏ, chỉ được khoảng trên 30 bệnh nhân, không đủ đáp ứng khi số ca bệnh tăng nhanh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Hiện trên địa bàn xã đã ghi nhận trên 100 ca bệnh, dự kiến có thể tăng thêm trong thời gian tiếp theo.

 

Bác sĩ Quách Thị Tố Oanh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Ninh Hòa cho biết: Trước thực tế đó, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, BCĐ xã và chính quyền cơ sở, tổ COVID cộng đồng tổ chức thẩm định các điều kiện về nơi cách ly, điều trị cho các ca bệnh không triệu chứng tại nhà, đối với các đối tượng là người cao tuổi, cả gia đình nhiễm COVID-19; trẻ em dưới 16 tuổi; người bị bệnh nền... Đồng thời, các lực lượng làm nhiệm vụ tại khu dân cư và nhân viên y tế cũng nắm bắt cụ thể từng trường hợp F0 tại nhà để tư vấn, hướng dẫn các biện pháp phòng lây nhiễm chéo, nếu xuất hiện triệu chứng nặng sẽ được chuyển nơi điều trị.

 

Đối với xã Gia Lập (huyện Gia Viễn) là địa phương được đánh giá cấp độ dịch là cấp độ 4 (vùng đỏ), số ca mắc tăng nhanh, trong khi các cơ sở cách ly, điều trị tập trung trên địa bàn còn thiếu và gặp khó khăn về cơ sở vật chất cũng như lực lượng làm việc. Việc cách ly, điều trị cho các trường hợp F0 theo quy định của UBND tỉnh tại gia đình, được người dân đồng thuận và thực hiện nghiêm túc.

 

Chị Phạm Thị Mai, thôn Lãng Ngoại, xã Gia Lập (huyện Gia Viễn) cho biết: Gia đình chị có 4 người thì từ ngày 15/2 đều mắc bệnh, trong đó 2 con đang học Tiểu học. Ban đầu gia đình cũng thấy lo lắng, nhưng khi cần, chị có thể vào nhóm zalo hoặc điện thoại trực tiếp cho bác sĩ tại trạm y tế xã để được hướng dẫn, tư vẫn, nên cũng thấy tiện lợi và yên tâm. Hiện cả gia đình chị đều có sức khỏe tốt, ăn ngủ bình thường, chờ đủ 7 ngày đi xét nghiệm lại...

 

Hướng dẫn điều trị COVID-19 tại nhà thể nhẹ hoặc không triệu chứng cụ thể như sau:

            1. Tiêu chí F0 được điều trị tại nhà: Là người bệnh nhiễm vi rút SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy….

          - Nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.

         - Tỉnh táo, người bệnh tự phục vụ được. 

          - X-quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít.

          -  Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền đã điều trị ổn định, không thuộc nhóm nguy cơ cao/rấtcao

           2. Nguyên tắc điều trị

           Điều trị triệu chứng: Hạ sốt, giảm ho, kháng sinh, tăng cường vitamin, dinh dưỡng đủ chất, tuân thủ nguyên tắc 5K.

          2.1. Hạ sốt

          - Người lớn và trẻ từ 30kg trở lên: Paracetamol viên 500 mg, uống 1-2 viên/lần tùy cân nặng, uống khi sốt > 38,5 độ C, tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ

          Trẻ em: Paracetamol dạng gói bột hoặc dạng viên, liều 10-15mg/kg/lần (VD: trẻ 10kg thì uống 100-150mg/lần, tương đương 1/5-1/4 viên Paracetamol 500 mg)

          - Uống Oserol, sữa, nước hoa quả … nước tiểu trong là đủ dịch; nếu thiếu dịch sẽ có triệu chứng đi tiểu ít, nước tiểu màu vàng

          2.3. Vitamin

          Bổ sung Vitamin tổng hợp, Viatamin C

          2.4. Vệ sinh mắt, mũi, họng

          Nhỏ mắt, mũi và súc họng 3-4 lần/ngày bằng nước muối sinh lý

          2.5. Chế độ dinh dưỡng

          - Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa

          - Ăn nhiều hoa quả tươi

          - Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít/ ngày (bao gồm cả nước lọc, nước hoaquả, sữa…)

          2.6. Kiếm soát nhiễm khuẩn

          - Cồn sát khuẩn tay nhanh; 

          - Cồn 70 độ: Nên tẩm cồn vào khăn, lau sát khuẩn bề mặt các vật dụng trong phòng 2-3 lần/ngày.

          - Quần áo giặt riêng, bát đũa dùng riêng, rửa riêng.

          - Đồ dùng cá nhân riêng.

          - Khuyến khích phun cồn 70 độ vào rác thải trước khi thu gom, phun ngoài túi rác trước khi mang ra nơi thu gom rác.

          2.7. Theo dõi sức khỏe hàng ngày

          - Mỗi gia đình khi có F0 nên có 3 loại thiết bị sau: (1) máy đo SpO2 cá nhân, (2) máy đo huyết áp điện tử; (3) nhiệt kế điện tử.

          - Tự kiểm tra nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, SpO2 định kỳ 2-3 lần/ngày/người hoặc kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường

          3. Dấu hiệu nguy hiểm, cần đến cơ sở y tế 

          (1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

          (2) Nhịp thở

          - Người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút

          - Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút,

          - Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút

          (3) SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

          (4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.

          (5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

          (6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

          (7) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

          (8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

          (9) Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân 

          (10) Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

          (11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

 

Theo baoninhbinh.org.vn